Ngoài yếu tố thẩm mỹ thì kỹ thuật thi công cũng là điều vô cùng quan trọng để kiến tạo một hồ cá thủy sinh ngoài trời hoàn hảo. Quy trình thi công chuyên nghiệp, chuẩn xác cùng với đội ngũ tư vấn nhiều kinh nghiệm của Cayplus chắc chắn sẽ giúp bạn có được mẫu hồ cá thủy sinh đảm bảo tính khoa học, an toàn và bền vững. Vậy quy trình cụ thể ra sao? Cùng chúng tôi xem ngay các bước làm trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Bước 1: Lập kế hoạch và lên bản thiết kế
Ở bước đầu tiên này, việc khảo sát và tư vấn sẽ được chúng tôi triển khai. Đây chính là bước quyết định đến sự thành công và tính thẩm mỹ của toàn bộ công trình.
Khảo sát và tư vấn chuyên sâu
- Khảo sát thực địa: Đội ngũ kỹ thuật của Cayplus sẽ tiến hành khảo sát thực tế khu vực khách hàng định xây dựng hồ cá thủy sinh. Bước làm này sẽ được thực hiện một cách tỉ mỉ, gồm:
- Đánh giá diện tích và địa hình: Bước đầu xác định diện tích cho thể xây dựng hồ cá. Tiến hành đo đạc độ cao, độ dốc của khu vực từ đó đưa ra phương án xử lý nền móng phù hợp nhất.
- Kiểm tra kết cấu nền đất: Các chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá khả năng chịu lực của nền đất, xác định mật độ cũng như thành phần của đất, bên cạnh đó là độ ẩm,… để có giải pháp gia cố nền móng tránh tình trạng lún sụt…
- Kiểm tra hệ thống điện nước: Cần xác định được vị trí nguồn điện, công suất. Nước thì cần xác định vị trí nguồn cấp, hệ thống đường ống thoát nước… từ đó thiết kế hệ thống kỹ thuật cho hồ cá phù hợp.
- Tư vấn lựa chọn: Sau khi đã khảo sát tất cả, Cayplus sẽ kết hợp với ngân sách, nhu cầu, sở thích của khách hàng để đưa ra những gợi ý về giải pháp tối ưu nhất.
- Về vật liệu: Chúng tôi sẽ giúp bạn đánh giá được ưu và nhược điểm của từng loại vật liệu, so sánh với chi phí đầu tư của khách để chọn loại hợp lý nhất.
- Kích thước và hình dáng của hồ: Tiếp theo, chúng tôi sẽ đưa ra những kích thước hồ cá phù hợp với tổng thể diện tích không gian, lựa chọn các loại hình dáng của hồ như hình vuông, chữ nhật, oval hay hình tự do…. Lựa chọn sao cho vừa thẩm mỹ mà vẫn hợp với không gian kiến trúc của sân vườn.
- Phong cách thiết kế: Có rất nhiều phong cách thiết kế khác nhau như hiện đại, tự nhiên, phong cách cổ điển, truyền thống…. cần lựa chọn hợp với kiến trúc của ngôi nhà, đồng thời khách hàng phải hài lòng.
- Lập bản vẽ thiết kế: Sau khi thống nhất được phong cách thiết kế cùng với các phương án thi công với khách hàng, Cayplus sẽ tiến hành lập bản vẽ kỹ thuật chi tiết, gồm:
- Bản vẽ mặt bằng và mặt cắt: Thể hiện được chi tiết các kích thước, hình dạng và chiều sâu của hồ cá
- Bản vẽ chi tiết kết cầu: Có sự minh họa rõ nét vật liệu, kích thước của các kết cấu hồ bao gồm thành hồ và đáy hồ.
- Bản vẽ hệ thống lọc và đường ống: Các vị trí đặt hệ thống lọc, kích thước đường ống dẫn nước ra vào hồ, các thiết bị đi kèm….
- Bản vẽ phối cảnh 3D: Bản vẽ 3D sẽ giúp khách hàng hình dung rõ nhất về hồ cá sau khi hoàn thành.
Lựa chọn vật liệu cho từng bộ phận
Đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ bền bỉ và tính thẩm mỹ của hồ cá. Ngoài ra nó cũng có ảnh hưởng đến chi phí đầu tư cho công trình.
- Chọn vật liệu kết cấu hồ:
- Kính cường lực: Đây là vật liệu có độ trong suốt cao, thẩm mỹ, dễ dàng quan sát hoạt động của đàn cá cũng như tình hình các tiểu cảnh trong hồ. Tuy nhiên kính dễ bị trầy xước, giá thành cao hơn các vật liệu khác. Khi chọn lựa kính cường lực làm hồ cá, các bạn nên chọn loại có độ dày từ 10mm trở lên nếu hồ có kích thước nhỏ và trung bình. Dày 12mm trở lên nếu hồ lớn. Chọn những thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường để đảm bảo chất lượng, an toàn.
- Bê tông cốt thép: Đây là chất liệu có độ bền cao, chịu lực tốt và có thể thi công với nhiều kiểu dáng hồ cá khác nhau. Ngược lại, nhược điểm của bê tông chính là thi công phức tạp, tốn nhiều thời gian hơn so với hồ kính. Độ nén của bê tông cần chọn M250 trở lên, gia cố bằng thép chống gỉ đồng thời có những biện pháp chống thấm để tránh rỉ nước, ảnh hưởng đến chất lượng của hồ cá.
- Bạt HDPE: Ưu điểm của loại này chính là thi công nhanh chóng, giá thành rẻ và có thể thay đổi kiểu dáng hồ dễ dàng. Tuy nhiên nhược điểm là độ bền không cao như hai loại chất liệu trên, cần phải thay thế sau một thời gian sử dụng. Khi chọn mua, hãy chọn loại bạt HDPE có độ dày 1mm trở lên.
- Hệ thống lọc nước:
- Lọc tràn:
- Cơ chế hoạt động của hệ thống lọc tràn cũng dễ hiểu. Nước trong hồ sẽ được bơm lên ngăn tràn, sau đó tràn qua các vật liệu lọc như bông lọc, sứ lọc hay nham thạch… ở trong ngăn lọc và trở lại hồ qua đường ống dẫn.
- Hệ thống lọc tràn mang lại hiệu quả cao, nước lọc sạch hơn, rất thích hợp cho những hồ nuôi cá Koi cần chất lượng nước cao. Tuy nhiên thiết kế của hệ thống này phức tạp, chi phí cao và yêu cầu không gian lắp đặt lớn.
- Lọc thác:
- Nước sẽ được hút lên bằng máy bơm và cho chảy qua các vật liệu lọc được xếp bên trong thác nước.
- Ưu điểm dễ lắp đặt, vận hành đơn giản, giá thành rẻ và tiết kiệm diện tích. Ngược lại, hiệu quả lọc thấp hơn hệ thống lọc tràn, không phù hợp với những hồ có mật độ cá lớn.
- Lọc đáy:
- Cơ chế lọc tận dụng lớp đáy hồ như một bộ lọc sinh học. Nước sẽ được hút từ lớp đáy thông qua các vật liệu lọc và trở lại hồ qua các đường ống.
- Loại lọc này có ưu điểm là tăng cường được quá trình phân hủy chất thải trong hồ cá, đồng thời tạo được dòng chảy dưới đáy hồ, hạn chế tình trạng ô nhiễm đáy, đục nước. Nhược điểm thiết kế phức tạp và yêu cầu kỹ thuật thi công cao.
- Ngoài ra các bạn cũng có thể kết hợp các loại hệ thống lọc với nhau để hiệu quả xử lý nước trong hồ cá hiệu cao hơn.
- Các thiết bị bổ trợ:
- Máy bơm chìm, bơm cạn: cần chọn lựa máy bơm có công suất phù hợp với thể tích của hồ cá. Bạn cũng nên ưu tiên các loại máy bơm tiết kiệm nhiên liệu, hoạt động êm ái và có độ bên cao như Atman, Jebao, Sunsun, Hailea.
- Đèn UV diệt khuẩn: Ngoài máy bơm, bạn cũng cần trang bị thêm đèn UV diệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn gây hại trong nước hồ hiệu quả.
- Máy sưởi: Lựa chọn công suất phù hợp với thể tích của hồ, chủng loại cá và nhiệt độ môi trường xung quanh.
- Máy tạo sóng, oxy: Tăng cường oxy hòa tan trong nước, tạo dòng chảy đồng thời hạn chế được tình trạng nước bị đục và tạo lớp màng trên bề mặt hồ.
Bước 2: Thi công và lắp đặt
Đây là giai đoạn yêu cầu sự chính xác và cẩn thận trong từng bước làm để đảm bảo tính thẩm mỹ, chất lượng và độ bền của hồ cá.
Thi công phần thô
- Đào đất và tạo hình hồ cá
- Xác định vị trí và kích thước hồ
- Đào đất: Dựa theo kích thước đã xác định rồi tiến hành đào đất. Lưu ý nên đào dư ra khoảng 10 – 15cm mỗi bên để việc thi công kết cấu dễ dàng hơn. Độ sâu của đáy hồ sẽ tùy thuộc vào kích thước và loại hồ cá.
- Tạo hình cho hồ cá: Việc tạo hình cho hồ cá cần được thực hiện theo thiết kế ban đầu. Cần lưu ý đến độ dốc của đáy hồ đồng thời tính toán làm sao đảm bảo nước trong hồ luôn ổn định.
- Gia cố nền hồ: Dùng cát vàng để san lấp đáy hồ. Việc này cũng phải đảm bảo độ phẳng và độ nghiêng theo bản vẽ thiết kế. Rải thêm một lớp đá dăm lên trên để tăng độ cứng cho nền, chống sụt lún và ngăn rễ cây làm hỏng kết cấu hồ.
- Xử lý chống thấm
- Trước khi bắt tay vào công đoạn chống thấm, các bạn cần làm sạch bề mặt nền và thành hồ. Phải loại bỏ hoàn toàn đất đá, các vật liệu xây dựng còn sót lại. Mỗi loại hồ cá sẽ có cách xử lý chống thấm khác nhau, cụ thể như sau:
- Hồ bê tông: Sử dụng chất chống thấm chuyên dụng, có độ bám dính cao, chịu lực tốt sau đó dùng chổi quét hoặc dùng máy phun phủ đều 2 – 3 lớp trên bề mặt của đáy và thành hồ. Mỗi lớp phủ cách nhau ít nhất 6 đến 8 tiếng cho khô hẳn.
- Hồ bạt HDPE: Sau khi đã gia cố nền, trải bạt và cố định mép bạt bằng gạch hoặc đá để tránh bị xê dịch trong quá trình đổ nước vào hồ. Hàn nối các mép bạt thật chắc chắn bằng máy hàn chuyên dụng, đảm bảo các mép khít tuyệt đối.
- Không được quên kiểm tra lớp chống thấm sau khi thi công. Phải ngâm thử trước 24 – 48 tiếng để kiểm tra. Nếu có rò rỉ nước phải tiến hành sửa chữa ngay lập tức trước khi tiếp tục thi công.
- Trước khi bắt tay vào công đoạn chống thấm, các bạn cần làm sạch bề mặt nền và thành hồ. Phải loại bỏ hoàn toàn đất đá, các vật liệu xây dựng còn sót lại. Mỗi loại hồ cá sẽ có cách xử lý chống thấm khác nhau, cụ thể như sau:
- Xây tường và thành hồ (với hồ bê tông)
- Lắp dựng cốt thép: Thực hiện lắp đặt cốt thép cho thành hồ và đáy hồ theo đúng thiết kế, phải đảm bảo khoảng cách và số lượng, kích thước của thép. Cố định thép bằng dây thép chuyên dụng hoặc nối hàn điện tại các mối nối.
- Đổ bê tông: Đổ bê tông vào tất cả các vị trí đã được gia cố thép. Dùng máy đầm rung bê tông để loại bỏ bọt khí, đảm bảo bê tông đổ đều, mịn, không bị rỗ.
- Bảo dưỡng bê tông: Cần tưới nước liên tục trên bề mặt bê tông 3 – 5 ngày đầu để bê tông được đông kết tự nhiên, tránh hiện tượng nứt gãy. Sau khi bê tông đã khô hoàn toàn thì tiến hành tháo dỡ cốp pha và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.
Lắp đặt các thiết bị
- Lắp hệ thống lọc nước
- Trước khi lắp đặt hệ thống lọc nước, cần định vị vị trí chính xác. Thông thường hệ thống lọc nước sẽ được bố trí tại nơi kín đáo, thuận tiện cho việc bảo trì cũng như đảm bảo thẩm mỹ cho hồ cá.
- Lắp đặt các thiết bị đúng như hướng dẫn của nhà sản xuất. Các đường ống kết nối trong hệ thống cần được đảm bảo độ chắc chắn, không rò nước.
- Tiếp tục lắp đặt đường ống dẫn nước vào, nước ra cho hệ thống lọc kín khít. Thông thường đường ống dẫn nước thường sẽ được lắp ẩn dưới lớp đất hoặc trang trí để tăng tính thẩm mỹ cho hồ cá.
- Lắp các thiết bị hỗ trợ: Các thiết bị như đèn chiếu sáng, máy bơm oxy hay máy sưởi cần được lắp đặt hợp lý, thông minh và khoa học.
- Đèn chiếu sáng: Lựa chọn đèn âm nước hoặc đèn trên bờ tùy vào thiết kế và sở thích của bạn. Cũng cần chú ý đến màu sắc, cường độ ánh sáng để giúp hồ cá thêm lung linh khi đêm về.
- Lắp máy bơm oxy, máy tạo sóng (nếu cần): Đặt máy ở vị trí thích hợp, điều chỉnh hướng thổi, lưu lượng nước, bọt khí sao cho phù hợp.
- Lắp đặt máy sưởi (nếu có): Máy sưởi phải được đặt chìm hoàn toàn trong nước, gần vị trí dòng chảy của hệ thống lọc. Điều này sẽ đảm bảo nhiệt độ nước trong hồ được phân bổ đồng đều.
Bước 3: Hoàn thiện và bàn giao
Trang trí và vận hành thử
- Hoàn thiện hệ thống ống dẫn cho hồ: Việc lắp đặt hệ thống ống dẫn cần được thực hiện một cách chỉn chu, khoa học. Các van, vòi điều khiển, các đường ống cấp, thoát nước,… phải lắp chính xác. Đảm bảo kín, chắc, độ bền cao để hệ thống hoạt động ổn định và lâu dài.
- Setup nền hồ cá thủy sinh: Nền của hồ cá thủy sinh sẽ được rải một lớp đất nền chuyên dụng, các cây trồng dưới nước sẽ được trồng theo thiết kế. Bên cạnh đó bố trí các tiểu cảnh, đá lũa,… sao cho hài hòa, tự nhiên, tạo điểm nhấn cho hồ.
- Vận hành thử toàn bộ hệ thống:
- Sau khi thực hiện xong những bước trên, bạn tiến hành kiểm tra lại toàn bộ những mối nối, các thiết bị,… đảm bảo không bị rò nước hay bị lỏng lẻo.
- Tiến hành cho chạy thử đèn chiếu sáng, máy bơm, hệ thống lọc và các thiết bị khác. Đồng thời kiểm tra độ ồn, hiệu suất và khả năng hoạt động của chúng.
- Cần theo dõi chất lượng nước, nhiệt độ trong hồ. Nếu có sự bất thường thì cần điều chỉnh sao cho phù hợp nhất trước khi thả cá.
- Xử lý nước ban đầu: Loại bỏ clo, kim loại nặng, làm trong nước, từ đó ổn định môi trường nước trong hồ trước khi thả cá bằng các chế phẩm sinh học.
- Bổ sung vi sinh vật có lợi: Có thể thêm men vi sinh để bổ sung vi sinh vật có lợi cho hồ cá thủy sinh, cân bằng hệ sinh thái, từ đó giúp cá khỏe mạnh hơn.
Nghiệm thu và bàn giao cho khách hàng
- Tiến hành kiểm tra tổng thể chất lượng công trình, đảm bảo mọi chi tiết đều đúng theo thiết kế về cả thẩm mỹ và công năng, kỹ thuật….
- Hướng dẫn khách hàng sử dụng các thiết bị trong hồ cá.
- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến hồ cá từ tần suất thay nước, cách vệ sinh hồ, kiểm tra và xử lý các vật liệu lọc,…Ngoài ra Cayplus còn tư vấn cho khách hàng các cách phòng trừ bệnh cho cá…
- Tiến hành bàn giao hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, phiếu bảo hành thiết bị (nếu có) cho khách hàng.
Có thể nói việc lựa chọn đơn vị thi công hồ cá thủy sinh uy tín và chuyên nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến độ bền, chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình. Quý khách hãy tìm hiểu thật kỹ càng, so sánh để chọn lựa được đơn vị setup hồ cá thủy sinh ngoài trời ưng ý nhất.